Cẩm nang vượt qua tuyệt vọng: Tôi ơi đừng tuyệt vọng - Hiroki Kashiragi

Mỗi người chúng ta trong sâu thẳm ai cũng có nỗi buồn. Sự tuyệt vọng là đáy của nỗi buồn. Nếu như bạn có thể vượt qua được, bạn sẽ có một cuộc sống dưới cầu vồng rực rỡ. Nhưng nếu bạn không thể vượt qua, sống như địa ngục.

tôi ơi đừng tuyệt vọng Hiroki Kashiragi

Mình đã có một khoảng thời gian tuyệt vời khi đọc quyển "Tôi ơi đừng tuyệt vọng!" - Hiroki Kashiragi

1. Đôi nét về tác giả

Tác giả Hiroki Kashiragi chuyên viết giới thiệu các tác phẩm văn học, dịch thuật tác phẩm hay sáng tác. Hiroki Kashiragi, một nhà tiên phong của văn học hiện sinh đương đại (Nói nôm na chủ nghĩa hiện sinh đề cập đến thân phận con người với những khắc khoải âu lo trước cái hiện hữu và hư vô trong cuộc sống, để hiểu hơn về chủ nghĩa hiện sinh, bạn đọc ở đây)

Tác giả đã trải qua những tháng ngày khó khăn khi còn trẻ, cụ thể là: mắc bệnh nan y từ năm 3 đại học trong 13 năm phải nằm viện. Tuổi trẻ là tuổi của sự cố gắng và nhiệt huyết, vui chơi bay nhảy nhưng ông phải đối phó với bệnh tật.

Trong suốt khoảng thời gian bệnh dài đó, không thể cứ nằm chờ cho cái chết đến, ông đã tìm được giải pháp để vượt qua cho riêng mình rồi viết nên cuốn sách này.

Cuốn sách này như là quyển bí kíp để vượt qua giai đoạn tuyệt vọng trong cuộc đời con người.

2. Về tác phẩm Tôi ơi đừng tuyệt vọng!

Tên tác phẩm này là do người dịch đặt, sách gốc tên là 絶望名人カフカの人生論 (Zetsubō meijin Kafuka no jinseiron: Thuyết cuộc sống của Bậc thầy tuyệt vọng Kafka).

Thật ra, người dịch (Miyuki Lê) đã dịch rất tốt và rất hay từng câu chữ của tác giả rồi nhưng về tiêu đề mình nghĩ đặt là: Cẩm nang vượt qua nỗi tuyệt vọng, sẽ bao quát nội dung hơn.

Miyuki Lê đã dịch là "Tôi ơi..."cũng đúng thôi vì nỗi buồn lài tài sản riêng của mỗi người mà. Những tưởng khi buồn bạn không có tâm trang để đọc sách, xem phim, nhưng nếu bạn có "những sách cần nên đọc, phim cần nên xem" thì bạn sẽ muốn làm để "chữa bệnh".

Khi buồn, hẳn bạn không muốn xem những thứ lố bịch mà có xu hướng muốn xem những thứ giống mình. Chẳng hạn khi thất tình thì bạn càng ghét thêm xem phim và ăn cơm chó của những cặp yêu nhau đúng không?

Trong cuốn sách này, tác giả đã nói rằng những câu chuyện tuyệt vọng sẽ xoa dịu nỗi tuyệt vọng. Đọc những thứ tuyệt vọng khi mình chưa tuyệt vọng cũng giống như việc chuẩn bị, phòng khi tuyệt vọng đến ta có sức đề kháng kháng lại và vượt qua chúng nhanh hơn.

Muốn lập tức bình phục bệnh tuyệt vọng là điều không nên. Có thể bạn sẽ thấy vui khi chia sẻ với ai đó hoặc xem hài để thấy vui lên. Nhưng sau đó rồi bạn vẫn quay về trạng thái đau đớn cũ, những điều đó chỉ làm giảm đau nhất thời mà thôi.

Vậy nên giải pháp là tác giả đã liệt kê sẵn cho bạn vài quyển sách, bộ phim nên xem khi ấy để có thể vượt qua tốt những nỗi tuyệt vọng hơn.

tôi ơi đừng tuyệt vọng Hiroki Kashiragi

3. Giải pháp vượt qua nỗi tuyệt vọng

Tôi sẽ giới thiệu những tác phẩm mà tôi quan tâm nhất trước trong số những tác phẩm mà tác giả Hiroki đề xuất nhé!

Ở Nhật có một loại hình nghệ thuật gọi là Rakugo.

Rakugo là nghệ thuật kể chuyện được lưu truyền từ thế kỷ 17. Rakugo là 1 trong những loại hình nghệ thuật đại chúng, được yêu mến và kế thừa cho đến ngày nay.

Rakugo có các đặc trưng chính như sau:

1)Người biểu diễn chỉ có 1 người, đảm nhận nhiều vai diễn khác nhau

2)Người biểu diễn chỉ ngồi 1 chỗ, thông qua cử động cơ thể, cử động tay để kể chuyện

3)Chỉ sử dụng 2 đạo cụ là quạt giấy và khăn mùi xoa để thể hiện

Phần hấp hẫn nhất là xem nghệ sỹ Rakugo thể hiện vai diễn là 1 phụ nữ, trẻ con, võ sĩ hay 1 thương gia. Cho dù bạn không hiểu ngôn ngữ đi nữa thì chắc chắn bạn vẫn có thể thưởng thức được.

Nhưng mà đối với tôi Rakugo cũng giống giống như hài độc thoại hiện tại vậy. Trong cuốn sách tác giả đã giới thiệu người đọc nên đi dạo "Địa ngục" của Katsura Beicho qua các cuốc sách như Rakugo và tôi, Beicho rakugo toàn tập, Katsura Beicho chuyên khảo, tọa đàm. Trong đó, Hiroki có tóm tắt chuyện Lạc Đà rất thú vị.

Tiếp theo là chúng ta luôn được nghe nói về việc cứ cố gắng thì sẽ đạt được ước mơ, chứ không ai nói là cứ từ bỏ ước mơ vì bản thân không thích hợp. Không thích hợp ở đây là con cá mà cứ luyện leo cây thì không thể được. Và chưa có tác phẩm nào nói về việc "Làm sao để kết thúc giấc mơ mình từng ấp ủ". Thì phim điện ảnh "The Workhorse & the Bigmounth" - Biên kịch, đạo diễn Yoshida Keisuke đã giải quyết sự thiếu sót đó.

Phim truyền hình Hơi ấm gia đình của Mukoda Kuniko đã lột tả hết phần nào những người đau khổ vì gia đình, đang cố gắng vì gia đình,...tất cả họ dù thế nào cũng cần có gia đình. Tất cả "vì có hơi ấm gia đình nên phức tạp".

Và còn những tác phẩm khác mà bạn có thì giờ nên xem để nhận diện được thế giới quan có buồn có vui. Ai cũng vậy, quan trọng là phải sống tiếp, phải vượt qua, vì đời người là phải như vậy!

À, vì cuốn sách gốc có tên của tác giả Kafka nên xin nói đôi chút và kết thúc luôn nhé.

Franz Kafka là nhà văn người Do Thái sinh ra ở Cộng hòa Séc, viết tiểu thuyết bằng tiếng Đức. Sinh thời ông là một nhân viên văn phòng vô danh, đính hôn 3 lần và đều hủy hôn, sống cô độc không con cái.

Thế nhưng ông đã có những tác phẩm tuyệt diệu đến nỗi ông mệnh danh là Bậc thầy tuyệt vọng: Hóa thân, Vụ án, Kẻ mất tích, Hang ổ, Nhân sinh luận của Kafka - bậc thầy tuyệt vọng, Đối thoại giữa Kafka - bậc thầy tuyệt vọng và Goethe - bậc thầy hy vọng,...

Kết

Đây là một cẩm nang rất bổ ích cho bạn đọc quan tâm đến tâm hồn nhiều, cụ thể là sự buồn bã, tuyệt vọng. Cuộc sống lúc nào cũng có hai mặt vấn đề: tích cực và tiêu cực. Khi có nhiều quá chuyện tiêu cực bạn không tìm nỗi một mặt tích cực thì bạn đang tuyệt vọng. Điều gấp rút nhất là đừng từ bỏ cuộc chơi (cuộc sống này) mà hãy vượt qua nó!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình

Linh

Đăng nhận xét