Phim Like Father, Like Son (2013): Một chút quan tâm dành cho gia đình...

Gần đây tôi có xem bộ phim về đề tài gia đình Like Father, Like Son (2013) - Cha nào con nấy và cảm thấy rằng gia đình dù có cho chúng ta nhiều muộn phiền nhưng không thể thiếu trong cuộc sống này!

like Father, Like Son

Nội dung phim Like Father, Like Son (2013) - spoil

Phim kể về Ryota Nonomiya là một kiến trúc sư thành đạt, ông là người chưa bao giờ nếm trải sự thất bại nên mang ý coi thường những kẻ thất bại. Ngay cả ngày nghỉ ông cũng đi đến công ty làm việc, Ryota tập trung quá nhiều vào công việc đến mức bỏ bê vợ, Midori và con trai Keita.

Ông chưa bao giờ dành thời gian chơi với con trai thật sự. Không có một ký ức chơi cùng bố Keita đã bịa chuyện thích đi thả diều với bố vào mùa hè nhất để đậu vào một trường tiểu học tư tốt. Bạn biết đấy, con nít nói dối không tốt, mà lại nói dối vị người lớn nữa.

Bỗng một ngày, bệnh viện nơi Keita sinh ra gọi điện và báo rằng họ đã trao nhầm con ruột của 2 vợ chồng Ryota cho 2 người khác và Keita họ nuôi 6 năm nay không phải con của họ. Đó là một sự thật khó có thể chấp nhận được vì Midori đã coi Keita là con ruột của mình. Ryota thì chỉ nói 1 câu sau khi biết sự thật: "Ra là vậy, bây giờ anh đã hiểu" để phản ứng với việc con trai Keita của anh bấy lâu nó không phỉa là người xuất chúng như anh.

Con trai ruột của Ryota và Midori tên là Ryusei và đang sống cùng bố mẹ Yukari và Yudai Saiki trong một của hàng ở thị trấn nhỏ với ông và 2 người em nhỏ khác. Dù gia đình không giàu có và đông người nhưng rất vui vẻ. Người bố Yudai Saiki luôn dành nhiều thời gian chơi với con cái và có tài sửa chữa đồ điện tử.

Sau thảo luận nhiều lần, họ quyết định đổi con vào ngày thứ Bảy cho chúng quen dần với cuộc sống thật sự của chúng. Sau nhiều lần gặp gỡ, cuối cùng họ quyết định trao đổi con vĩnh viễn. Cả bốn cha mẹ đều khó chấp nhận sự mất mát của những người con trai trước đây của họ. Midori trách Ryota vì đã vô tâm và chưa bao giờ yêu Keita, trách Ryota vì chỉ coi trọng máu mủ ruột thịt với mình mà thôi. Còn Ryota thì lo sợ rằng nếu tiếp tục sống với Keita thì sau này con lớn nó sẽ không giống mình nên mới quyết định đổi vĩnh viễn.

like Father, Like Son

Sự vắng mặt của cha mẹ mà họ từng quen biết khiến cả hai cậu bé trở nên tổn thương về tình cảm, đỉnh điểm là Ryusei bỏ chạy khỏi nhà của Nonomiya và trở về nhà Saiki, lúc nào cũng nói nhớ bố mẹ, còn Keita thì lúc nào cũng buồn bã nhìn xa xăm và vâng lời coi việc quên đi cha mẹ trước đây của mình là một nhiệm vụ để trưởng thành.

Ryota đã dành thời gian hơn để cố gắng gắn bó với Ryuusei. Tuy nhiên, vô tình ông xem được các bức ảnh trên máy ảnh của mình và phát hiện ra một 1001 bức ảnh của chính mình, chủ yếu là đang ngủ, mà Keita đã chụp, và anh ấy đã bật khóc. Ryota giờ đã hiểu những sai sót trong cách làm của mình và trở lại gia đình Saiki, nhưng Keita thấy ông thì chạy trốn. Bố Ryota xin lỗi Keita, và cả hai cùng sửa đổi. Bộ phim kết thúc với cảnh cả hai trở về nhà của Saiki, và cả hai gia đình vào nhà vui vẻ.

Ý nghĩa của phim Like Father, Like Son (2013)

Mạch phim chậm nhưng đi sâu vào cảm xúc của người xem. Bộ phim thể hiện sự đối mặt của hai loại gia đình Nhật Bản đến từ các hoàn cảnh xã hội khác nhau và phản ánh những quan niệm đối lập cùng tồn tại trong xã hội Nhật Bản đương đại. Hai gia đình này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc giữ lại những đứa trẻ mà họ đã nuôi dưỡng, dựa trên mối quan hệ gắn bó với họ trong hơn sáu năm, hoặc hoán đổi chúng và bắt đầu lại vì lợi ích của sự nối dõi tông đường.

like Father, Like Son

Làm người lớn phải vì đứa trẻ mà đưa ra quyết định không làm tổn thương chúng và có ích cho gia đình. Những gì người lớn làm cho trẻ lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chúng khi chúng lớn lên, như là: Ryota nói rằng cha anh ấy chả bao giờ dẫn anh đi thả diều cả và anh cũng làm vậy với con của mình. Cách dạy con mỗi gia đình mỗi khác nhau nhưng hãy cố gắng vật chất có thể thiếu chứ đừng thiếu tinh thần.

Nên quan tâm đến gia đình một chút

Ai cũng có gia đình, nơi mình sinh ra, lớn lên và được dạy dỗ.

Gia đình là nơi kỳ vọng vào bạn và thất vọng vì bạn.

Nếu may mắn bạn sẽ có một gia đình thấu hiểu, vực dậy, động viên bạn sau những lần vấp ngã. Khi đó, bạn cảm thấy dù có áp lực như thể nào bên ngoài nhưng về nhà thật ấm áp.

Nhưng có rất nhiều người, áp lực bên ngoài và áp lực ngay cả trong gia đình, cũng bởi vì kỳ vọng của mọi người. Tôi đã từng nghĩ không cần có gia đình sau những chuyện không tốt diễn ra mà gia đình không cho tôi một sự cảm thông nào: thi đại học điểm thấp, chia tay người yêu, đi học trường tư,... thì tôi vẫn sống được.

gia đình

Thế nhưng dù có chuyện gì giữa ta và những thành viên cũng có sự gắn kết. Dù cho đối phương có không tốt như mình mong đợi thì mình vẫn yêu tương và cần họ.

Có rất nhiều câu chuyện đáng yêu xung quanh gia đình mà tôi dự định sẽ kể cho bạn lần kế tiếp nhé.

Thật cô đơn biết mấy khi mình sống mà không có ai quan tâm đến mình. Vì vậy, mỗi người đều có gia đình của mình, tại sao mình không quan tâm một chút vào mỗi cuối tuần bằng một cuộc gọi ngắn?

Để mình vẫn biết rằng, dù không có người thương nhưng mình cũng nhận được sự quan tâm sâu sắc từ gia đình - nơi luôn chào đón mình trở về. Đó sẽ là động lực cho chúng ta bước tiếp mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình

Linh

Ảnh Google

Tham khảo wikipedia

Đăng nhận xét