Có điều gì bạn không thích khi nhắn tin không? Bản thân bạn thì cố dễ thương, thân thiện nhất có thể nhưng đổi lại được sự cụt lủn của người khác trong câu trả lời của họ. Rất nhiều bài viết nói về vấn đề nhắn tin này nhưng hôm nay tôi sẽ tổng hợp những điều tôi hợp lý và nên chú ý khi nhắn tin với ai đó.
Nhắn tin hiện là một phần lớn của giao tiếp hiện nay cả cuộc sống hàng ngày và công việc. Nhắn tin vừa là vật chứng để ghi lại lời nói của mình với đối phương không khác gì tiếng nói vừa là nơi để phản ánh con người của mình. Chúng ta cần chú trọng không chỉ trong lời nói (như lời người xưa dạy) mà trong cả cách đánh văn bản (khi nhắn tin).
Vậy nên, nhắn tin như thế nào để người ta thấy mến mình, đó là cả một nghệ thuật không phải ai cũng làm được, nhưng không làm được đừng có đổ lỗi do tính mình ở ngoài như vậy. Không làm được thì tập luyện sẽ làm được.
Thêm sticker, icon và từ cảm thán
Mọi sự chuyên nghiệp trong công việc điều thể hiện qua từng lời, nếu mà thêm icon trong một mail mang tính chất công việc thì thật thiếu chuyên nghiệp quá. Vậy việc thêm sticker, icon nên dùng cho giao tiếp hàng ngày nhiều hơn và hạn chế trong công việc.
Tuy nhiên trong chat về nội dung công việc, bạn cũng có thể dùng một số icon mang tính xác nhận nhằm đỡ trôi tin nhắn như: ✔, 👌, 👍,...
Ngoài ra, thêm các từ cảm thán: á, ó nè, nhen, ... sẽ làm cuộc trò chuyện thoải mái, vui vẻ hơn.
Ví dụ:
A: Chiều nay tan làm đi uống vài ly không?
B: Oke nhen 💃
Nghe cảm giác người được rủ muốn đi và vui vẻ phấn khởi vì được mời đúng không?
Đó chính là cách giao tiếp lịch sự thời nay.
Có chủ-vị và rõ ràng dễ hiểu
Tự nhiên vừa vào cuộc trò chuyện bạn nói cái gì đó mà người đọc không hiểu ai làm gì như thế nào thì bước đầu thất bại rồi. Nhắn tin thì không thể nhìn thấy được khuôn mặt đối phương và diễn tả bằng ngôn ngữ cơ thể nên khả năng dễ nắm bắt và hiểu nhau thấp hơn khi nói chuyện ở ngoài.
Vậy nên nói chuyện mà có thêm chủ-vị đã được 90% rõ ràng dễ hiểu rồi đấy! 10% còn lại là nói gì cũng có đầu đuôi, đưa vấn đề gì cũng phải có kết luận, có nguyên nhân - kết quả, có ý nghĩa mong muốn truyền đạt điều gì. Bởi vì cái gì nói ra cũng có lý do của nó đúng không nào?
Thế nên thất bại là khi nói xong người ta hỏi lại: thì sao (chưa hiểu kết luận), ý là sao (chưa hiểu ý nghĩa), giống như kể một câu chuyện hài mà không ai cười vì có hiểu méo đâu! =))
Khi chuyển chủ đề thì thêm từ chuyển: Không liên quan nhưng mà, nói mới nhớ, kêu tên đối phương, à (ngắn gọn nhất),...
Luôn luôn trả lời
Luôn luôn trả lời - cách thể hiện là người lịch sự. Không muốn hoặc không thể trả lời thì thả icon cũng được. Đó chính là điều lịch sự tối thiểu.
Hoàn toàn có quyền muốn kết thúc câu chuyện
Lúc bận thì nên bảo sẽ trả lời lâu hoặc hẹn khi khác hoặc thả icon để đối phương biết rằng không cần phải chờ đợi bạn mà đi làm chuyện khác có ý nghĩa hơn trong vài phút cuộc đời của họ thay vì chờ đợi.
Chúng ta có thể hoàn toàn thẳng thắn bày tỏ để đối phương cảm thông.
Bạn sẽ nói chuyện thú vị khi ban muốn nói chuyện
Những điều trên sẽ đi vào lòng sọt rác khi bạn không thích, khi bạn mệt mỏi hoặc ghét nói chuyện với ai đó. Bạn sẽ không có chút hứng thú nào, không suy nghĩ được bất cứ chủ đề nào để tiếp tục cuộc trò chuyện.
Vậy nên, một kinh nghiệm rút ra của tôi là không thấy đối phương hỏi mà chỉ trả lời thì đối phương đang mệt mỏi hoặc không thích nói chuyện với mình đâu!
Đừng hỏi ai đó cách để nói chuyện bớt nhạt, hãy hỏi bản thân rằng có muốn nói chuyện với người ta hay không.
Những điều nên tránh khi nhắn tin
- Nhắn 1 chữ: Ừ, được, ổn, ồ (oh),...
- Dùng ☺ : cái mặt cười giả trân này đáng ghét nhất trên đời luôn á mọi người ơi, bởi vì ở ngoài khi cười có sự nhướng lên của đôi mắt làm cho nụ cười thân thiện hơn. Cười mà đôi mắt không thay đổi, cơ mặt không thay đổi là cười khinh bỉ, cười cho có, nụ cười xấu xa đó!
- Vô vấn đề tế nhị trước khi chào hỏi: mượn tiền, hỏi có bồ chưa, chừng nào cưới,...
- Trả lời lâu trên 24 giờ
- Nhai đi nhai lại 1 vấn đề/câu hỏi: Nhàm
- Nói chuyện cụt lủn: Không lịch sự và khó hiểu
Tóm lại, không phải tính cách hướng nội, ít nói, thì nhắn tin sẽ không gây thiện cảm với mọi người được. Nguyên nhân của vấn đề đó là do chưa đủ độ lịch sự và hứng thú với cuộc trò chuyện.
Vậy nên, muốn trở nên thân thiện và không bị ghét khi nhắn tin thì hãy chú ý những điều trên. Nhắn tin cũng là một nghệ thuật đếy!
Cảm ơn bạn đã đọc,
Linh
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét