Sau khi đọc xong cuốn "Bạn làm gì với đời mình" của J. Krishnamurti tôi đã tự hỏi có phải bấy lâu nay mình đã thực sự sống đúng nghĩa chưa. Nhiều người đến lúc chết đi còn không hiểu tại sao mình lại sống như thế, vẫn chưa biết mình là ai, thậm chí còn hối hận những điều mình chưa làm hay đã làm. Vậy bạn đã làm gì, muốn làm gì cho cuộc đời của mình thêm tốt đẹp hơn?
Những câu hỏi đó sẽ được trả lời khi bạn đọc xong quyển sách này.
Tác giả J. Krishnamurti
Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti, (12/5/1895 – 17/2/1986) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần liên quan đến các chủ đề: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.
Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách. Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các bài nói và thảo luận của ông cũng được xuất bản. Ở tuổi 90, Krishnamurti đã diễn thuyết tại Liên Hợp Quốc về chủ đề hòa bình và nhận thức, và ông đã được trao tặng Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984.
J.Krishnamurti, cuộc sống và những lời dạy của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ XX, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay. Là một hiền nhân, triết gia và tư tưởng gia, ông soi sáng cuộc sống của hàng triệu người khắp thế giới: những người trí thức và những người bình thường, cả người già lẫn người trẻ.
Ông tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả những tôn giáo có tổ chức. Ông can đảm đối diện những vấn đề của xã hội hiện nay và phân tích bằng sự rõ ràng có khoa học những hoạt động của trí não con người. Tuyên bố rằng sự quan tâm duy nhất của ông là "làm cho con người được tự do một cách tuyệt đối và không điều kiện", ông tìm kiếm sự giải thoát con người khỏi tình trạng bị điều kiện sâu thẳm của tánh ích kỷ và đau khổ.
Những lời dạy của ông không dựa vào những hiểu biết thuộc sách vở và kinh điển nhưng dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị điều kiện của con người và quan điểm của ông về sự thiêng liêng. Ông không trình bày bất kỳ "triết thuyết" nào, trái lại nói về những sự việc liên hệ với tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày: những vấn đề khi đang sống trong xã hội hiện đại với sự phân hoá và bạo lực của nó, sự tìm kiếm của cá nhân để có an toàn và hạnh phúc, và sự đòi hỏi của con người để được tự do khỏi những gánh nặng tâm lý của tham lam, bạo lực, sợ hãi và đau khổ.
Krishnamurti không lệ thuộc vào bất kỳ tôn giáo, giáo phái, hay là quốc gia nào. Ông cũng không tán thành bất kỳ trường phái tư tưởng thuộc học thuyết hay chính trị nào. Trái lại ông quả quyết rằng những trường phái này chính là những yếu tố phân chia con người với con người và tạo ra xung đột lẫn chiến tranh.
Ông nhấn mạnh vào thời gian và lặp lại liên tục rằng chúng ta là những con người cao quý và quan trọng nhất, rằng mỗi người trong chúng ta là phần còn lại của nhân loại và không khác biệt gì cả. Ông vạch ra sự quan trọng để tạo ra cuộc sống hàng ngày của chúng ta một chất lượng thiền định và tôn giáo sâu sắc. Ông nói chỉ có một sự thay đổi triệt để mới có thể tạo ra một cái trí mới mẻ, một nền văn minh mới mẻ. Vẫn vậy lời dạy của ông vượt khỏi tất cả những biên giới do con người tạo ra của những niềm tin tôn giáo, những cảm tình quốc gia và những quan điểm thuộc giáo phái.
Cùng lúc, chúng cho một ý nghĩa và một phương hướng mới đến việc tìm hiểu của con người hiện đại về chân lý, về thiêng liêng. Những lời dạy của ông, không chỉ liên quan đến thời đại hiện nay, mà còn có tính tổng thể và không thời gian.
Tham khảo Wikipedia
Bạn làm gì với đời mình - Chuyên đề đặc biệt dành cho tuổi trẻ
Tôi đọc bản xuất bản lần 1, 2005, nên dưới đây là những cảm nhận của tôi sau khi đọc cuốn sác này cụ thể là ở bản này.
Dù tên cuốn sác tưởng chừng như dành cho "tuổi trẻ", tuy nhiên tôi cho rằng quyển sác này dành cho tất cả mọi người từ trẻ đến già. Bởi vì, có những người có tuổi nhưng tâm hồn vẫn còn non nớt và hầu hết những con người đều có tinh: tham lam, so sánh, sợ hãi, tức giận, ham muốn, sở hữu,... chứ không riêng gì người trẻ.
Thế giới này chính là bản thân của chúng ta. Thế giới này xấu hay đẹp là do chính chúng ta tạo nên. Nên nếu chúng ta thay đổi, mỗi người chúng ta thay đổi, thì chúng ta sẽ thay đổi được toàn thế giới.
Ở trường học, chúng ta được thầy cô giáo giảng dạy rằng chúng ta cần phải vâng lời cha mẹ và thầy cô giáo. Đó mới là những "người tốt". Có phải những người biết vâng lời thì mới là "người tốt hay không?"
Cuộc sống khiến mọi chúng ta đều phải đau khổ, những cô đơn, những bối rối, những lo âu, những thất bại, những chán nản, những thất vọng. Cuộc sống khiến mọi người chúng ta đều phải đau khổ, những nghèo đói, những bệnh tật, những bạo lực, những chiến tranh. Chúng ta được học hỏi nhiều điều trên thế gian này, nhưng hiếm khi nào chúng ta được học cách đối mặt với những xáo trộn và những tổn thương của cuộc đời. Nhất là hiểu về chính mình, chính cái tôi trong mình.
Sách có 4 phần và khoảng 230 trang. Những triết lý mà ngài J.Krishnamurti làm tôi sáng tỏ và đồng cảm sâu sắc nhất là:
- Mục tiêu ở đời tùy thuộc vào mỗi người nên sẽ khác nhau: tùy thuộc vào ý muốn của tôi, tùy thuộc vào khao khác của tôi, tùy thuộc vào sở thích của tôi, mà tôi sẽ quyết định xem mục tiêu ở đời của tôi là gì.
Chúng ta không thể đi nhìn một người thành công ở một lĩnh vực khác mình để đặt mục tiêu đời mình. Cũng như việc phải làm thứ mình thích vậy, đừng tác động đến mục tiêu đời mình chỉ bởi vì ai đó.
- Khi tập trung hết sức mình, khi tập trung hết tâm trí mình vào một việc nào đó thì bạn không suy nghĩ gì cả.
Sự tập trung kết thúc những lo sợ. Chương trình "Siêu trí tuệ Việt Nam", các thí sinh phải ghi nhớ nhiều dữ kiện trong thời gian ngắn một cách chính xác nhất. Khi đó, cần có sự tập trung cao độ, thì bạn sẽ không hề biết được xung quanh như thế nào mà chỉ biết mình đang tập trung ghi nhớ những dữ kiện đó thôi. Tâm hồn bạn lúc tập trung sẽ không tồn tại suy nghĩ, lo âu nào cả.
- Bạn làm những việc mình thích thì sẽ không có chuyện phải ganh đua, hay hạ bệ một ai vì bạn thích làm nó mà thôi.
Khi đó bạn mới có thể tạo dựng một thế giới mới, nền văn hóa mới, lối sống mới. Vậy nên làm điều mình yêu thích ở thế kỷ 21 này đần được các bậc phụ huynh chú trọng cho con em mình.
- So sánh khiến chúng ta mù quáng nhưng không thể xóa bỏ sự so sánh trên thế giới này.
Khi bạn so sánh bức tranh này với bức tranh khác bạn thậm chí chẳng quan sát kỹ những cái hay cái đẹp của từng bức tranh đó. Mọi sự so sánh trên đời này đều khập khiễng đều xấu xa. Tác giả nói: Một tâm hồn không bao giờ bị đem ra so sánh sẽ trở nen hiệu quả, linh hoạt đến lạ thường, bởi vì tâm hồn đó đang tồn tại với chính bản chất thật của nó.
- Cuối cùng, nếu bạn có khả năng liên tục phát huy hết năng lực bản thân trong từng giây từng phút thì bạn sẽ không hề lo sợ về cái chết.
Bạn chỉ lo sợ cái chết khi bạn chưa hoàn thành điều gì, chưa hết mình cái gì. Nếu bạn tận hưởng và cháy hết mình thì bạn không còn lo sợ điều đó nữa.
Vậy nên, quá trình tìm thấy chính mình, tĩnh tâm mình và sống một cuộc đời thật đẹp không lo sợ, tham lam, chán nản dường như là một điều khó đối với nhiều người.
Trước hết, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc làm gì cũng đặt cái tâm vào đó: khi bạn đang ăn, bạn hãy ăn; khi bạn đi dạo hãy tập trung vào việc đi dạo. Hãy đặt hết tâm trí vào những điều mình làm rồi điều gì bạn cũng sẽ có thể đạt được.
Đó là những điều tôi muốn chia sẻ, cũng như ghi chú lại sau khi thưởng thức "Bạn làm gì với đời mình". Hy vọng nó có thể giải đáp câu hỏi đầu bài viết cho bạn.
Xem những cuốn đã, đang, sẽ đọc và đánh giá sách của tôi qua: Goodreads
Cảm ơn bạn đã đọc,
Linh
Đăng nhận xét
Đăng nhận xét