Sự khác biệt khi đi học và đi làm là gì?

Chúng ta ai cũng từ có thời đi học thì lại muốn mau lớn để mau kiếm được tiền, nhưng khi đã lớn rồi thì lại muốn trở về tuổi thơ. Tại sao lại như vậy?

Tất cả đa số xuất phát từ nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Như tôi, lúc nhỏ muốn mua đồ chơi búp bê, mua cái bánh, cây kẹo cũng phải tìm cách xin xỏ mẹ cho bằng được vì bản thân không có "độc lập tài chính". Khi đấy tôi muốn mau lớn lên để đi làm kiếm thật nhiều tiền xây hẳn một lâu đài như mấy bộ phim công chúa Barbie. Khi tốt nghiệp đi làm tôi mới nhận ra nếu như số tiền mình nhận được càng cao thì trách nhiệm và áp lực đè lên cuộc sống hàng ngày càng lớn. Rồi tôi lại muốn quay trở về tuổi thơ - thời vô lo vô nghĩ. Thế mới thấy công lao nuôi dưỡng của bố mẹ to lớn và nặng nề biết bao nhiêu.

Gỉa sử hôm nay chúng ta đặt lên bàn cân so sánh giữa lúc đi làm và đi học thì có gì khác biệt. Nếu được chọn bạn sẽ chọn con đường tiếp theo là HỌC hay LÀM?

1. Đi học bị bắt lỗi nhiều hơn đi làm

Tôi học ngành tiếng Nhật, đây là một ngành có nhiều giáo viên đầy tâm huyết nhưng khắc khe đối với sinh viên. Đó là một điều tốt, nhưng đôi khi họ yêu cầu bạn diễn đạt câu nói hay đọc những bài viết công phu để nâng cao trình độ. Tuy nhiên ở ngoài đời, khi làm việc với người nước ngoài, người Nhật rất kiên trì trong việc nói chuyện tối giản và dễ hiểu nhất cho chúng ta (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Trong bài kiểm tra viết, bạn có thể không có điểm nào cả một câu nếu như sai một lỗi (thiếu dấu câu, sai dạng động từ...). Nhưng khi đi làm, trừ khi bạn làm trong môi trường mang tính học thuật về ngôn ngữ thì sai như thế là không được chứ thông thường sai be bét thì người Nhật mới sửa cho mình, còn những lỗi nhỏ thì họ hay cho qua.

Mình không biết đối với bạn cách làm của giáo viên khi đi học tốt hơn hay cách làm của người Nhật khi đi làm tốt hơn? Tùy vào mong muốn của bạn đối với kết quả của việc học, nhưng mà ai cũng phải có mắc lỗi đúng không nào?

Sự quan trong trong giao tiếp là phải hiểu nhau chứ không hoàn toàn là hình thức, câu từ.

2. Đi làm không có thầy cô giải đáp mà phải tự tìm tòi nhiều hơn đi học

Nếu bạn đã từng ỷ y cái này cái kia không hiểu thì lên lớp hỏi thầy hỏi cô sẽ giải đáp. Ngay cả mình, mình lười đến độ dù vì có rất nhiều thắc mắc nên thôi cứ tổng hợp thành list lên hỏi thầy cô vừa nhanh vừa đúng hơn chị "Google".

Tuy nhiên, khi đi làm trừ lúc training những cái căn bản cần thiết phục vụ cho công việc ra thì thường các mentor khá bận và khiến cho mình cảm thấy ngại khi hỏi. Vì vậy lúc nào cũng cần tra Google trước, trên đấy không có thì mới hỏi.

Với quan điểm là đi học thì còn non còn bé nên thầy cô luôn che chở hướng dẫn tận tình, còn đi làm là người của xã hội: "Lớn rồi~!" nên bạn sẽ cảm thấy áp lực hơn, phải tự lập tự chủ hơn.

Bởi mới nói cô thầy nói đúng: "Đi học, các em không biết mà không chịu hỏi thì sau này đi làm có ai nghe hộ, dịch hộ cho các em không?"

3. Đi học và đi làm giống nhau vì bị mắng

Dù ở bất cứ đâu, bạn sai bạn cũng sẽ lãnh hậu quả, chỉ là hình thức khác nhau thôi!

Đi học, bạn sai, bạn sẽ bị mắng rằng: "Bố mẹ cho tiền đi học mà lại cúp học, bài thì đã học rồi mà làm nhiều lần vẫn sai...pla...pla". Thầy cô sẽ mắng yêu bạn như thế đấy, chỉ vì muốn bạn tốt hơn ở hiện tại và tương lai.

Đi làm, bạn sai, bạn sẽ "được nhắc nhở" và bạn không được sai cùng một lỗi vào lần thứ 3 (hoặc 2 nếu mức độ nghiêm trọng). Đi học bạn có thể học vì đam mê, nhưng đi làm có gánh nặng "cơm, áo, gạo tiền", sếp mắng bạn 1 bữa, đồng nghiệp nói xấu bạn 1 bữa, bạn có mạnh dạn nghỉ việc hay không?

Con người chúng ta giống nhau ở chỗ là ngày càng trưởng thành, kinh nghiệm hơn. Thế nên hãy cố gắng làm sao, từ người nghe mắng, trở thành người hay mắng người khác đi, kaka.

4. Không có cái nào nhàn và sướng hơn cái nào!

Thật vậy, dù bạn có nằm ngủ cả ngày cũng không nhàn và sướng vì nó MỆT@@. Dù bạn có làm gì hay không làm gì cũng có cái mức độ khó của nó. Người ta nói, ngay cả học sinh mẫu giáo cũng có áp lực của nó mà huống chi người lớn chúng ta.

Đi học thì vui, vô lo cái ăn cái mặc nhưng áp lực thi cử, thành tích. Đi làm thì có thể vui vì có tiền nhưng deadline dí dài dài, không dí thì không có tiền, stress liên miên, thời gian không có.

Vậy nên ai kêu đi học sướng, đi làm nhàn là người đó không học đến nơi không làm đến chốn rồi, nếu dốc tâm dốc sức vào đều gì thì không có cái gì sướng cái gì nhàn. Lại là câu của người ta nói, không có con đường thành công nào trải hoa hồng.


Dự định tương lai của bạn là học hay làm?

Nói nãy giờ rồi đó, nếu bạn thấy đối với bạn học vẫn là chân lý tì hãy luôn tiếp tục học học học để trở nên giỏi hơn. Không biết bạn có giàu có về vật chất hay không nhưng tôi chắc bạn giàu có về kiến thức, mà ai có kiến thức thì không nghèo bao giờ.

Bạn muốn làm master, kinh nghiệm đầy mình để thành công trong công việc thì tiếp tục học và chịu đựng bằng sự gian khổ của việc đi làm. Một ngày nào đó bạn sẽ vừa có học thức vừa có địa vị.

Làm hay học đều vui, chỉ cần bạn dốc hết cái tâm huyết vào mọi thứ bạn làm bạn sẽ đạt được chân lý của đời mình.

Dù bạn chọn con đường nào thì châm ngôn và lời khuyên của mình: "Miễn vui là được"

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của mình

Linh

Đăng nhận xét